Dù chính phủ các nước đã và đang nỗ lực kiểm soát đợt tăng giá nhà kỷ lục vừa qua nhưng nhìn vào tình hình hiện nay thì giấc mơ sở hữu cho mình một ngồi nhà của người dân ngày càng xa tầm với. Tác động của đại dịch lại càng khiến giấc mơ này xa vời hơn.
Không chỉ giá nhà mà giá cho thuê cũng liên tục tăng vọt. Chi phí nhà ở tăng cao khiến cho tình trạng bất bình đẳng về nhà ở ngày càng nghiêm trọng, một thế hệ có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.
Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nhức nhối đối với giới chính trị gia các nước. Nhiều người đã ví von giá thuê nhà trong thế kỷ 21 như giá bánh mỳ – một nguyên nhân gây bất ổn xã hội trong lịch sử.
Để giải bài toán hóc búa này đủ loại ý tưởng được đưa ra từ hạ giá thuê nhà đến đánh thuế cho thuê nhà đất, quốc hữu hóa bất động sản tư nhân hay biến các văn phòng trống thành nhà ở. Nhưng chưa có một ý tưởng nào được gọi là thành công giúp hạ nhiệt được thị trường bất động sản.
Tại Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã hứa sẽ có lệnh cấm người nước ngoài mua nhà trong 2 năm nếu tái đắc cử.
Còn tại Hàn Quốc, đảng của Tổng thống Moon Jae-in đã thất bại trong cuộc bầu cử thị trường Seul trong năm nay sau khi thất bại trong việc hạ nhiệt giá nhà tăng vọt 90% kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 5/2017. Ứng cử viên của đảng đối lập cho cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc năm 2022 đã cảnh báo về khả năng sụp đổ của thị trường nhà đất khi lãi suất tăng quá cao.
Còn tại nước láng giềng Việt Nam ta, Trung Quốc đã tăng cường các hạn chế đối với lĩnh vực bất động sản trong năm nay và khả năng tăng thuế bất động sản để hạ nhiệt giá nhà. Tại nơi được mệnh danh là Thung lũng Silicon của Trung Quốc, giá căn hộ đã tăng bằng 43,5 lần mức lương trung bình của người dân ở đây tính đến tháng 7. Mức chênh lệch này là một lý do để ông Tập Cận Bình thúc đẩy chính sách “thịnh vượng chung”.
Tại Mỹ, giá nhà danh nghĩa đang cao hơn 30% so với mức đỉnh trước đó vào giữa những năm 2000. Các gói kích thích chi tiêu của chính phủ Mỹ khiến giá nhà tăng vọt khiến cho khoảng cách ngày càng tăng giữa thế hệ Baby Boomer – những người đang sở hữu nhà và thế hệ Millennials, Gen Z – những người đang chứng kiến giấc mơ mua được nhà tan thành mây khói.
Đại dịch Covid-19 đã khiến cho thị trường nhà đất toàn cầu đạt những kỷ lục mới trong hơn 18 tháng qua. Sự kết hợp giữa lãi suất thấp cộng với tình trạng nguồn cung nhà mới khan hiếm, sự thay đổi trong tiêu dùng của các gia đình và việc ít ngôi nhà được rao bán hơn đã đẩy giá nhà tăng vọt. Điều đó khiến những người đang sở hữu nhà cảm thấy có lợi nhưng những người mua tiềm năng đang cảm thấy ngày càng khó khăn hơn để sở hữu nhà.